Hotline: 0986.611.977


Khoan cọc nhồi

Lợi ích khoan cọc nhồi

Lợi ích khoan cọc nhồi

Loại dịch vụ: Khoan cọc nhồi

Đơn giá: Liên hệ


Thông tin dịch vụ

 

Khoan cọc nhồi là một giải pháp công trình đang được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Tại Việt Nam, kỹ thuật này cũng đang ngày càng được sử dụng nhiều trong những công trình nhà cao tầng, các cụm công trình quy mô lớn đòi hỏi một nền móng tải được khối lượng hàng ngàn tấn. Đặc biệt tại những vùng đất yếu, chịu lực kém, việc khoan cọc nhồi giúp tăng khả năng chịu lực của nền móng hơn rất nhiều.

Khoan cọc nhồi bê tông là gì?

Đây là phương pháp dùng thiết bị máy móc chuyên dụng để lấy đất ở vị trí cần khoan cọc lên, sau đó bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng tạo màng để giữ thành vách lỗ vừa tạo. Dung dịch thường được sử dụng trong quy trình giữ thành hố khoan ổn định trước khi đổ bê tông là Bentonite. Dung dịch này là hỗn hợp của bột khoáng sét và nước, có tác dụng ngăn ngừa nước từ các mạch ngầm chảy ra lỗ cọc vừa khoan, đồng thời đảm bảo sự ổn định cho thành hố khoan. Sau khi sử dụng xong, dung dịch này được thu hồi lại và có thể sử dụng cho các lỗ khoan tiếp theo.

Thi công khoan cọc nhồi bằng xe bánh xích

Sau khi khoan hố xong, công đoạn tiếp theo là bơm bê tông vào hố. Khi bê tông đã đóng rắn và đạt được một cường độ nhất định, tiến hành phá bỏ đỉnh cọc (đây thường là phần bê tông kém chất lượng do bị lẫn với dung dịch giữ thành vách hố khoan, trong quá trình đóng rắn sẽ bị đẩy lên trên bề mặt).

Ngoài phương pháp dùng dung dịch giữ thành hố khoan, trong thi công khoan cọc nhồi, người ta còn sử dụng biện pháp dùng ống vách (casing) bằng chất liệu bê tông hoặc thép để giữ vách. Đối với phương pháp này, khi đào cọc đến độ sâu nào thì đồng thời phải hạ ống vách xuống đến đó. Lúc này, hố khoan sẽ được bao thành bởi một lớp vỏ cứng, vững chãi để đổ bê tông.

Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng mà mỗi quá trình thi công khoan cọc nhồi có thể được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau. Các kỹ sư công trình cần phải theo dõi tình trạng đất nền tại vị trí thi công để đưa ra cách thi công cũng như lựa chọn thiết bị máy móc phù hợp sao cho giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng, xáo trộn đến vùng đất xung quanh.

Những ưu điểm của cọc nhồi bê tông?

  • Cọc nhồi với những độ dài khác nhau (có thể biến đổi độ dài) phù hợp với mọi chất liệu đất, đất nén mềm hoặc vùng đất bồi cao lên.
  • Cọc khoan nhồi có thể kéo dài đến độ sâu dưới lòng đất và thích nghi tốt với điều kiện biến đổi độ ẩm của môi trường.
  • Phù hợp với những hố khoan sâu, rộng và ngăn cản sự tái lấp của đất đối với hố khoan cọc nhồi.
  • Không làm xáo trộn vùng đất xung quanh
  • Trong quá trình thi công không tạo ra sự rung lắc mạnh làm ảnh hưởng đến vùng đất xung quanh hoặc những cọc nhồi bê tông đã được thực hiện trước đó.
  • Trong nhiều trường hợp thiết kế, cọc nhồi bê tông mang đến hiệu suất sử dụng cao hơn với mức chi phí kinh tế hơn so với việc sử dụng cọc đóng truyền thống.
  • Khoan cọc nhồi ngày nay đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt áp dụng trong xây cầu hay các toà nhà cao tầng.

Dịch vụ liên quan

Các bước thi công
Các bước thi công

1.   Bố trí sơ đồ vị trí khoan

–   Mỗi máy khoan được bố trí ở một khu vực nhất định để tránh vướng víu trong công tác thi công.

–   Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.

–   Tim sau chỉ khoan cạnh tim trước khi bê tông của tim trước đạt lớn hơn 24 tiếng.

thi-cong-coc-khoan-nhoi

2.   Công tác khoan cọc

–   Khi đưa máy vào vị trí, căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó.

–   Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động.

–    Kiểm tra độ thẳng đứng của tháp bằng 2 bọt thuỷ chuẩn được gắn ở hai bên thân tháp khoan, tiếp tục theo dõi hai bọt thủy này trong quá trình khoan.

Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoản 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan.

–    Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc.

–    Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc.

–   Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp.

Dung dịch bentonite có tác dụng đưa mùn khoan từ đáy hố khoan trồi lên hố dung dịch và có tác dụng giữ thành hố khoan không bị sập, nên trong mọi trường hợp ngừng thi công do thời tiết hoặc dừng qua đêm do hết giờ làm việc…thì vẫn phải đảm bảo hố khoan luôn được bơm đầy dung dịch.

thi-cong-coc-khoan-nhoi-2

–     Trong quá trình khoan nếu qua tầng thấm lớn thấy mất nước nhanh thì phải nhanh chóng cho thêm bentonite vào dung dịch để chống thấm .

–     Thi công trong mực nước ngầm cao cần chú ý không khoan hai tim cọc gần nhau để tránh xông nước giữa cọc nọ qua cọc kia dẫn đến sạt lở thành vách.

–     Sau khi khoan xong lần 1 tiến hành hạ mũi khoan núp B xuống để kéo hết sình đất còn lại lên. Công đoạn này có thể làm từ 1 đến 2 lần

–     Khi hạ mũi khoan núp B vẫn thao tác như khi khoan mũi phá nhưng khi kéo lên thì không được xoay mũi khoan để tránh sình đất lọt xuống lại hố khoan.

3.   Công tác kiểm tra độ sâu của hố khoan.

thi-cong-coc-khoan-nhoi-1

–     Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo theo chiều dài của cần khoan hay ống đổ bê tông.

–    Trong khi khoan một số mùn khoan còn nằm lại trong hố khoan nên không thể thả dọi để kiểm tra được do đó lúc này sẽ kiểm tra cao độ hố khoan dựa vào chiều dài và số lượng cần khoan để tính, chiều dài mỗi cần khoan là 3.05m.

–     Sau khi dùng mũi khoan núp B kéo hết mùn khoan lên thì thả dọi để kiểm tra hố khoan sau đó mới thả lồng thép vào ống đổ bê tông.

–     Sau khi thả xong lồng thép và ống đổ bê tông, tiến hành thả dọi đo lại cao độ hố khoan để xác định chiều dày lớp cặn lắng.

–     Tiến hành thổi rửa vệ sinh hố khoan xong, thả dọi đo cao độ hố khoan một lần nữa để xác định lại lớp cặn lắng phải đảm bảo < 10cm.

–     Nếu trường hợp thổi rửa vệ sinh xong mà chưa có bê tông đổ ngay thì trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo lớp cặn lắng nằm trong giới hạn cho phép.

Công nghệ thi công
Công nghệ thi công

Công nghệ thi công dùng dung dịch giữ thành vách hố đào
Phương pháp của công nghệ này là dùng thiết bị tạo lỗ lấy đất lên khỏi lỗ. Đồng thời bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng tạo màng giữ thành vách hố đào và có trọng lượng riêng hơi nhỉnh hơn nước ngầm trong đất một chút để cân bằng lại áp lực khi lấy đất lên. Tiếp theo làm sạch cặn lắng (bùn lắng và đất đá rời) rơi dưới đáy lỗ, đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của mũi cọc bê tông sau này vào vùng đất nền chịu lực tốt, tăng sức kháng mũi của cọc. Sau đó tiến hành đổ bê tông hay bê tông cốt thép bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước, nghĩa là đổ bê tông liên tục từ dưới đáy lỗ lên, không cho bê tông mới đổ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch giữ thành (ống dẫn bê tông luôn nằm trong lòng khối bê tông vừa đổ, để bê tông ra khỏi ống dẫn không trực tiếp tiếp xúc với dung dịch), bê tông đùn dần lên chiếm chỗ của dung dịch giữ thành, đẩy đung dịch này trào ra ngoài miệng lỗ. Sau cùng, khi bê tông cọc đã ninh kết, đóng rắn và đạt một cường độ nhất định, tiến hành đào hở phần đỉnh cọc và phá bỏ phần đỉnh cọc này - thường là phần bê tông chất lượng kém do lẫn với dung dịch giữ thành khi bắt đầu đổ bê tông và được đẩy dần lên đỉnh cọc trong quá trình đổ bê tông.

Tóm lại phương pháp công nghệ là dùng dung dịch giữ thành hố đào thế chỗ cho đất nền tại vị trí lỗ cọc rồi lại thay dung dịch này bằng vữa bê tông.

Tuy vậy có nhiều phương pháp tạo lỗ cọc khác nhau, nên cũng có nhiều công nghệ thi công cọc nhồi bê tông khác nhau, theo từng phương pháp tạo lỗ.

Công nghệ thi công dùng ống vách (casing) giữ thành toàn bộ hố đào

Công nghệ này chỉ khác công nghệ thi công dùng dung dịch ở chỗ: tạo lỗ đến đâu thì phải hạ đồng thời hệ thống ống vách (bằng bê tông hay bằng thép), bao xung quanh thành hố đào, đến độ sâu đó. Sau khi khoan hay đào xong hố đào, thì toàn bộ độ sâu hố được bao bởi ống vách (còn gọi là "casing"), tạo thành lớp vỏ khuôn đúc bê tông vững chắc để đúc cọc nhồi. Trong hố khoan (đào) cọc nhồi, khi lấy đất lên, có thể là có nước ngầm chiếm chỗ, mà hoàn toàn không cần có bentonite.

Các phương pháp công nghệ tạo lỗ cọc nhồi bê tông

Tạo lỗ cọc bằng cách đào thủ công
Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan guồng xoắn và hệ guồng xoắn (tạo cọc khoan nhồi, tường vây Diaphragm wall)
Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan thùng đào (tạo cọc khoan nhồi)
Tạo lỗ cọc bằng thiết bị đào gầu tròn (tạo cọc nhồi tròn)
Tạo lỗ bằng thiết bị đào gầu dẹt cơ cấu điều khiển bằng thủy lực hay cáp (tạo cọc Barrette, tường vây[1] Diaphragm wall)
Tạo lỗ bằng máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn
Tạo lỗ bằng phương pháp xói nước bơm phản tuần hoàn

Tạo lỗ theo phương pháp bơm phản tuần hoàn

Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp xói rửa, khoan hay đào, còn việc lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn. Hệ thống bơm này hút toàn bộ đất mùn khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào) thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch bentonite chứa đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên khó có thể dùng lại như kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn hay tuần hoàn ngược. Ở kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều, do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch bentonite.

Khoan cọc nhồi mini
Khoan cọc nhồi mini

Cọc khoan nhồi mini ổn định hơn ép cọc BTCT, giá thành thì lại chỉ ngang bằng hoặc rẻ hơn ép cọc BTCT. Chính giá thành và chất lượng của Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT đã đem lại sự lựa chọn đúng đắn cho người sử dụng.

Đường kính cọc nhồi mini thông dụng: D300, D400, D500, D600, D700, D800

thi công cọc khoan nhồi bê tông nhà trong ngõ / hẻm

Ưu điểm của Cọc Khoan Nhồi Mini:

  • Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi.
  • Đảm bảo không gây ảnh hưởng sụt, lún, hư hại cho CT bên cạnh.
  • Chịu được lực tác dụng của động đất nên đến cấp 8,cấp 9.
  • Đưa kết cấu móng công trình về trạng thái làm việc chịu lực nén đúng tâm.
  • Giá thành xây dựng của móng cọc khoan nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương với giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép.
  • Thép kết cấu dài liên tục 11,7m
  • Chịu lực sô ngang tốt hơn cọc ép (Vì cọc ép phải hàn táp do đó lực sô ngang là rất thấp.Nếu nhà bên xây sau thi rất có thể sẽ làm ảnh hưởng tới cọc ép của nhà xây trước.)
  • Sức chịu tải tham khảo: Ø300 = 35 tấn, Ø350 = 42 tấn, Ø400 = 56 tấn, Ø500 = 86 tấn, Ø600 = 140 tấn.

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline 0986.611.977
  • Máy bàn 02256.514.598


Đối tác & Khách hàng

  • Qc

  • Qc

  • qc

  • Qc

  • Qc